Các bước in tem nhãn tại In Kiến An Phát như thế nào?

Với ưu điểm là giá rẻ và sự tiện dụng, In decal tem nhãn là một trong những công cụ phổ biến nhất cho các công ty và cơ sở sản xuất để cung cấp thông tin của sản phẩm, cũng như của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Vậy Những lưu ý khi tự làm tem nhãn sản phẩm là gì và Các bước in tem nhãn tại In Kiến An Phát như thế nào? cùng tìm hiểu tại bài viết này.

Các bước in tem nhãn tại In Kiến An Phát như thế nào?

1. Tìm vị trí dán tem nhãn sản phẩm

Một vị trí tốt sẽ dễ “đập vào mắt” khách hàng và nâng độ tin tưởng sản phẩm hơn. Lựa chọn vị trí dán tem nhãn sản phẩm cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

– Người sử dụng dễ đọc và thấy hết nội dung ghi tên tem nhãn.

– Vị trí có thể thu hút khách hàng nhiều nhất, dễ gây ấn tượng nhất.

– Làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.

– Tem nhãn có thể được dán ở ngoài bao bì hoặc đặt ở trong bao bì. Nếu bao bì làm bằng chất liệu trong suốt, cộng thêm điều kiện tem nhãn không làm sản phẩm trong bao bì bị ảnh hưởng tới chất lượng thì có thể đặt tem nhãn sản phẩm ở bên trong.

2. Thiết kế tem nhãn

Để tạo được tem nhãn ấn tượng, người thiết kế cần có năng khiếu và thẩm mỹ. Họ phải hiểu được sản phẩm cần dán tem và mục đích của người in. Từ đó, họ sẽ thiết kế những mẫu phù hợp với sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế.

Thiết kế tem nhãn mác sản phẩm cần phải chú ý phối màu sắc tươi mới và gây ấn tượng cho khách hàng. Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có cách phối màu cho tem nhãn khác nhau sao cho đẹp mắt.

Ngoài ra, trên tem nhãn sản phẩm cần có một số nội dung cơ bản như: tên sản phẩm, mã vạch, logo, thương hiệu, các thông tin về ngày sản xuất, công dụng, cách dùng, định lượng, hạn sử dụng….

Về kích thước tem nhãn sẽ phụ thuộc vào thực tế bao bì dán nhãn. Bạn chỉ cần thiết kế thế nào để tem không quá to, che mất toàn bộ sản phẩm hoặc không quá nhỏ sẽ khiến khách hàng khó nhìn thấy.

Các bước in tem nhãn tại In Kiến An Phát như thế nào?

3. Tiến hành in tem nhãn

Sau khi có mẫu thiết kế hoàn chỉnh sẽ đến khâu in tem nhãn lấy ngay. Công việc có phần đơn giản này thực chất lại rất quan trọng và chẳng hề dễ dàng. Không phải cứ xuất dữ liệu qua máy in là có thể in được. Bạn cần chú ý đến những kỹ năng sau:

– Sử dụng máy in mã vạch riêng cho tem nhãn mới có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

– Chất liệu để in tem nhãn sản phẩm: giấy, vải, nhựa, kim loại… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là decal. Tùy từng tính chất của sản phẩm mà bạn cần lựa chọn chất liệu cho tối ưu nhất.

– Lựa chọn các công nghệ in phù hợp: In laser, in offset, in digital, in flexo thông thường sẽ là in offset.

– Lựa chọn loại mực in phù hợp: có rất nhiều loại mực in như resin, mực in mã vạch wax, mực in mã vạch wax resin….

– Với chất liệu nào, công nghệ in nào cần sử dụng mực gì bạn hãy tham khảo của những người có kinh nghiệm.

4. Gia công, đóng gói

Ở bước gia công, đóng gói này, in tem nhãn sản phẩm giá rẻ sẽ được cán bóng hoặc cắt bao góc cẩn thận để tem bền hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu tự có cách làm tem nhãn sản phẩm tại nhà, có thể máy móc nhân lực còn hạn chế. Tốt nhất, bạn có thể tự khắc phục bằng cách đem ra hiệu nhờ phủ bóng.

Sau khi tem nhãn sản phẩm được in xong xuôi và gia công, việc cuối cùng là bạn sẽ đóng gói tem theo một quy cách nhất định và khi cần sẽ lấy ra để dán hoặc gắn lên các sản phẩm đang có.

5. Dán tem nhãn sản phẩm

Dán tem là bước cuối cùng để hoàn thành công việc tự làm tem nhãn dán sản phẩm của bạn.

– Nếu tem in trên loại giấy thường thì công việc dán của bạn sẽ mất rất nhiều thời gian hơn. Bạn sẽ phải mua keo về dán lên từng chiếc tem tạo lớp dính để dán lên sản phẩm. Không cẩn thận, các tem nhãn sẽ dễ bị rách và nhanh bị bong do là keo thủ công.

– Nếu tem nhãn sản phẩm được làm từ chất liệu decal

– Nếu chúng được làm bằng các chất liệu khác bạn có thể cần tới các loại keo dính

Những lưu ý khi tự làm tem nhãn sản phẩm:

  • Hãy đặt tên cho sản phẩm của mình và đăng ký bản quyền thương hiệu 

  • Đăng kí mã số mã vạch cho sản phẩm của mình tại cục mã số mã vạch Việt Nam

  • Có thể in riêng mã số vạch trên decal và dán lên tem nhãn

  • Trên tem nhãn sản phẩm bắt buộc phải có tên hàng hóa, người/đơn vị trịu trách nhiệm về sản phẩm đó và xuất xứ của sản phẩm.

  • Chi phí tự làm tem nhãn sản phẩm cần nhỏ hơn chi phí đi thuê